Giới thiệu các điểm du lịch Việt Nam

Giới thiệu về Việt Nam

Diện tích: 331.114 km2
Dân số: 80.902.400 người (2003)
Thủ đô: Hà Nội
Dân tộc: 87% Việt, 11% thiểu số, 2% Hoa
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo v.v..
GDP: 33,7 tỷ đô-la Mỹ (2003)
GDP bình quân đầu người : 485 đô-la Mỹ (2003)

Mặt hàng xuất khẩu chính(2003): dầu thô, dệt may, hải sản, giầy dép, lúa gạo, cà phê v.v..Mặt hàng nhập khẩu chính(2003):  xăng dầu, dệt, thép v.v..
Vị trí địa lý 
Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông dương có tổng diện tích là 331.114 km2, phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông và nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Kết quả hình ảnh cho du lịch việt nam
Khí hậu và tài nguyên 
Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ ẩm cao. Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến. Mùa đông có thể sẽ rất lạnh ở miền bắc, trong khi đó ở miền nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, ấm áp quanh năm.
Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản. Nằm sâu trong lòng đất là những loại đá quý hiếm, than, và nhiều loại khoáng sản có giá trị như thiếc, kẽm, bạc, vàng, và antimon. Cả trong đất liền cũng như ngoài biển khơi đều có dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn.
Con người và ngôn ngữ 
Việt Nam có trên 80 triệu dân với 54 dân tộc khác nhau. Người Việt (hay Kinh) chiếm 80% dân số. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống ở Việt Nam đồng thời là  phương tiện để gắn kết cho một cộng động vững mạnh. Nhiều tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức được sử dụng trong giao dịch quốc tế.

Kinh tế 
Công cuộc Đổi mới khởi xướng từ năm 1986 đã đưa đến nhiều thắng lợi to lớn và thành tựu đáng kể trong nền kinh tế của Việt Nam. Kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể. Năm 1995 Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Châu á (ASEAN). Đó là một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và hội nhập vào khu vực và thế giới.
Hiện nay, kinh tế Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ xuất khẩu cho đến thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và đi dần vào thế ổn định. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (công bố ngày 9/11/2004), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2004 dự báo đạt 7,2%, đứng thứ 4 trên thế giới.

Các điểm du lịch :

  • Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ninh Bình
  • Phú Thọ
  • Quảng Ninh
  • Lào Cai
  • Điện Biên
  • Sơn La
  • Lai Châu
  • Quảng Bình
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Hội An
  • Kon Tum
  • Nha Trang
  • Đà Lạt
  • Phú Yên
  • Ninh Thuận
  • Phan Thiết
  • Tây Ninh
  • Bến Tre
  • Bạc Liêu
  • Kiên Giang
  • Tiền Giang
  • Phú Quốc
  • Cà Mau
  • Cần Thơ