Giới thiệu về du lịch Lào

Tên nước: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (the Lao People’s Democratic Republic)

Ngày quốc khánh: 2/12/1975
Thủ đô: Vientiane

%title

Lịch sử:

Năm 1353, vương quốc Triệu Voi được thành lập. Từ năm 1520, đất nước này mở mang nhanh chóng, bắt đầu đặt thủ đô tại Viêng-chăn. Cuối thế kỷ XVI, đất nước chi thành hai vương uốc – Luông Phra-bang và Viêng-chăn và một quốc gia vương công –Chăm-pa-sắc. Năm 1779, bị Xiêm (Thái Lan) đô hộ. Đầu thế kỷ XIX, vương quốc Viêng-chăn sáp nhập vào nước Xiêm. Pháp can thiệp vào Lào năm 1893. Theo hiệp ước Lào-Xiêm, Lào nằm dưới sự bảo hộ của Pháp. Năm 1942, Nhật Bản đặt chân tới Vùng sông Mê-công. Năm 1945, Khởi nghĩa Viêng-chăn, thành lập Chính phủ độc lập. Năm 1946, Pháp lại chiến Lào. Năm 1954, Pháp trao trả độc lập cho lào theo Hiệp nghị Giơ-ne-vơ (1954). Tuy nhiên, Lào đã có nội chiến giữa các lực lượng hoàng gia phản động thân phương Tây và những người cộng sản Pa-thét Lào. Đến năm 1975, Pa-thét Lào tiếp quản Lào sau khi Mỹ rút đi. Chế độ quân chủ chấm dứt và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập. Từ năm 1990, chính phủ bắt đầu tiến hành các cuộc cải cách và mở cửa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các bộ tộc Lào đoàn kết giữ vững độc lập, chủ quyền, xây dung một nước Lào văn minh, tiến bộ.
Số người biết đọc, biết viết đạt 57%, nam: 70%, nữ: 44%.

Văn hóa-Xã hội:

Giáo dục bắt buộc và miễn phí 8 năm (từ 7 đến 15 tuổi). Tuy vậy số học sinh bỏ học nhiều. Lào có 4 học viện: Viện công nghệ điện và điện tử, Viện xây dung, Học viện giao thông – vận tải và Viện bách khoia; một trường đại học y khoa, trường đại học sư phạm đào tạo giáo viên.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng yếu kém. Tỷ lệ tử vong trẻ em cao, các bệnh lao, sốt rét, viêm gan, kiết lỵ khá phổ biến và là một mối quan tâm lớn của cộng đồng.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Viên-chăn, Tháp Luông, di tích văn hoá ở cánh đồng Chum, cố đô Luông Phra-băng.

Các điểm du lịch hấp dẫn:

-Vieng Xai

-Động Pak Ou

-Đền Wat Phu

-Pha That Luang

-Wat Xieng Thong

-Cánh đồng chum

-Si Phan Don

-Vang Vieng

-Sông Mekong

-Cố đô Luang Prabang

Một số thông tin khác:

Thể chế chính trị: Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân.
Vị trí địa lý:Lào nằm trên bán đảo Đông Dương, ở khu vực Đông Nam Á; Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Đông giáp Việt Nam; phía Nam giáp Campuchia; phía Tây giáp Thái Lan; phía Tây Bắc giáp Myanmar.

Thành phố:

-Viêng Chăn – thủ đô trên dòng sông Mekong

-Huay Xai – ở phía bắc, trên dòng Mekong và biên giới với Thái Lan.

-Luang Prabang – một thành phố di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận, nổi tiếng với rất nhiều ngôi đền.

-Luang Namtha – trung tâm của phía bắc, được biết nhiều vì trekking.

-Muang Xay – còn được biết đến là Oudomxay, thủ đô của tỉnh đa sắc tộc của Oudomxay.

-Pakbeng – ở giữa Huay Xay và Luang Prabang.

-Pakse – con đường đến di tích Wat Phu và “4000 hòn đảo” (Si Phan Don)

-Savanakhet – ở miền Nam, trên dòng Mekong, có thể đi qua cầu đến Mukdahan, Thái Lan.

-Tha Khaek – miền Nam của Viêng Chăn trên dòng Mekong, Tha Khaek là một vùng phổ biến cho khám phá công viên quốc gia Phou Hin Boun bao gồm hang động nổi tiếng Konglor.

Diện tích đất liền: 236.800km2

Diện tích:236800 (km2)

Dân số: Khoảng hơn 6 triệu người (năm 2009).

Đơn vị tiền tệ: Kip

Tôn giáo: Phật giáo 67%, Thiên chúa giáo 1,5%, các tín ngưỡng khác 31,5%. (CIA)

Ngôn ngữ: Tiếng Lào
Dân tộc: Lào Lùm (Lao-Loum: 57%), Lào Thâng (Lao-Theung: 34%), Lào Xủng (Lao-Soung: 9%)

Khí hậu: Lào có 3 mùa khác nhau. Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, khi nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C. Mùa mưa mát hơn từ tháng 5 đến tháng 10, khi nhiệt độ vào khoảng 30 độ C, mưa khá thường xuyên, và một vài năm thậm chí bị lũ lụt tràn dòng Mekong. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, ít mưa hơn và nhiệt độ khoảng 15°C, hoặc ngay cả 0 độ ở miền núi ban đêm, là mùa “cao điểm” khi mà du khách đến Lào rất đông.

Giao thông:Đường bộ chủ yếu đi bằng xe đạp, xe máy, ô tô, đường thủy đi bằng tàu thủy, đường không có công ty hàng không Lao Aviation.

Phong tục tập quán: Lễ tết – Tết âm lịch diễn ra vào trung tuần tháng 4 gọi là lễ Boun Pimai. Lễ Boun Visaka Bucha (tháng 5) Lễ Thạt Luang vào tháng 11

Phong tục – Nam thanh niên phải đi tu 1 lần trong đời. Họ kỵ việc xoa đầu trẻ em, không thích cho người lạ vào nhà và chạm tay vào các đồ vật. Vào ngày lễ phật giáo người Lào không sát sinh, ở chợ không bán thịt gia súc, gia cầm không ai ăn thịt trong những ngày này. (ví dụ ngày That Luang là ngày lễ Phật lớn nhất).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *